Thành lập Hãn_quốc_Sát_Hợp_Đài

Đế quốc của Thành Cát Tư Hãn do người con trai thứ ba của ông là Oa Khoát Đài (Ögedei) thừa kế, Đại Hãn kiểm soát vùng đất phía đông hồ Balkhash xa đến Mông Cổ. Đà Lôi (Tolui), người con trai út, đang nắm giữ vùng đất trung tâm, tức phía bắc Mông Cổ. Sát Hợp Đài, người con trai thứ hai, được nhận Transoxania nằm giữa các sông Amu DaryaSyr Darya tại Uzbekistan ngày nay, và khu vực quanh Kashgar. Ông lập đô tại Almalik (A Lực Ma Lý) gần Kulja (Y Ninh) ở tây bắc Trung Quốc ngày nay.[4] Ngoài các vấn đế về dòng dõi, kế thừa, đế quốc Mông Cổ còn bị đe dọa bởi sự phân chia về văn hóa và dân tộc giữa người Mông Cổ và các thần dân người Turk theo Hồi giáo.

Oa Khoát Đài chết trước khi thực hiện tham vọng chinh phục toàn bộ Trung Quốc và quá trình quá độ đã không ổn định với con trai của ông là Quý Do (Güyük), vợ của Oa Khoát Đài là Chiêu Từ Hoàng hậu Thoát Liệt Ca Na (Töregene) đã nhiếp chính 5 năm sau khi Oa Khoát Đài chết. Việc chuyển giao được thông qua bằng một kurultai, là một buổi lễ hợp lệ, nhưng không có sự hiện diện của Bạt Đô (Batu), vị hãn có khuynh hướng độc lập của Hãn quốc Kim Trướng.[5] Sau khi Quý Do mất, Bạt Đô cử Biệt Nhi Ca (Berke), người này đã cùng góa phụ của Đà Lôi là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani Beki) thao túng, và trong kurultai sau (1253), các hậu duệ của Oa Khoát Đài đã bị Mông Kha (Möngke) qua mặt, người này là con trai của Đà Lôi và được cho là có thiện chí với Cảnh giáo.[6] Vùng đất dành cho con cháu Oa Khoát Đài bị chia cắt, chỉ những thành viên nào không ngay lập tức chống đối được ban cho các thái ấp nhỏ.